CÓ HAI LOẠI DỂ THƯƠNG
Ái là đầu mối của mọi sự phiền não. Chấp thủ “ta” và “cái của ta” sẽ làm khổ mình vô cùng. Bạn hãy đọc thật nhiều, nghe thật nhiều Pháp để ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn khi đối phó với phiền não do Ái sanh.
Bình thường khi chưa có việc gì diễn ra thì ta luôn nghĩ rằng mình có thể từ bỏ tất cả mọi thứ rất dể dàng, chúng chẳng có gì đáng giá với mình cả. Nhưng sự thật thì không phải như vậy, nó vẫn còn mạnh mẽ vô cùng cái tham ái này. Cái Ái luyến, thứ không hình không sắc nhưng vô cùng chắc chắn, nó bền chắc hơn bất cứ một loại chất liệu nào có trên thế gian này. Chỉ khi nào ta thường xuyên thực tập chánh niệm, thực tập quán bất tịnh, quán vô thường thì hoạ may ta mới có thể giảm bớt tham ái.
Phải cẩn thận ngay cả khi ta cố tình sống thật tốt dưới mắt nhiều người, cố gắng trở thành con người dể thương, đó cũng là hình tướng của một loại tham ái, nó muốn được yêu thương, được trân quý đấy!
Có hai loại dể thương, một là do sự cố gắng để trở thành người tốt dưới mắt mọi người, lấy mục tiêu là sự quý trọng của người khác dành cho mình làm cốt yếu, nó làm cho bản ngã được ve vuốt, vì động lực trên mà ta trở thành người “dể thương”. Loại dể thương thứ hai là do cố gắng hết sức mình để loại trừ pháp bất thiện, lấy giải thoát làm cốt yếu để đi lên. Do loại bỏ được những pháp bất thiện người này chỉ còn lại pháp thiện, nên chắc chắc phải trở thành người dể thương rồi! loại này mang lại cho ta và người nhiều lợi lạc. Loại thứ nhất chỉ đem khổ đau phiền não vì nếu ai đó từ bỏ ta, không còn quý ta nữa thì ngay lập tức khổ đau xuất hiện, phiền não có mặt.
Trở lại việc đoạn trừ tham ái, có nhiều người cố gắng đoạn trừ bằng cách từ bỏ, trốn tránh, hay lánh đi nơi khác sống một mình để không còn luyến ái. Nhưng sự thật là ta khó có thể từ bỏ tham ái một cách dể dàng như mình tưởng. Ta không thể từ bỏ “sự chấp thủ” được.
Đi tìm một chốn bình yên ư ? bản thân điều này cũng là một sự dính mắc, chỉ có khác cách thức thôi, đó là ta ái luyến vào sự bình yên, không muốn bị quấy rầy, bởi việc “không muốn phiền não” đã là một loại phiền não khác rồi. “Không muốn” là sân, còn “thích bình yên” là tham ái.
Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẩn với sự phòng hộ sáu căn, phòng hộ các căn cũng là sự tránh né, nhưng là sự tránh né thông minh chứ không phải tránh né trong đau khổ.
Nhận ra được đâu là là trốn chạy, đâu là phòng hộ cũng không phải là chuyện dể. Nó đòi hỏi sự thông thạo Pháp học, sự thực tập tinh tấn, siêng năng trong Pháp hành. Sự siêng năng loại trừ những pháp bất thiện sanh khởi hàng ngày trong ta thì Ái, Chấp Thủ, những thứ phiền não này sẽ dần biến mất.
Việc thực hành vô vàng khó khăn nhưng bạn hãy tự tin, vững vàng trên đường tu, ta không cần vội vàng chi, bởi “vội” lại là tâm sân! Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn và thật kiên nhẫn để đối phó với phiền não, hãy tin chắc rằng rồi ta sẽ thành công.
Khi quán sát thấy được những tâm bất thiện đang có thì chỉ cần nhủ thầm “ Ồ ! có một tâm Sân, Tham, Hối, Ưu .. đang tồn tại, nó từ đâu ra?”, nếu thông minh bạn sẽ biết cách tránh đi nguyên nhân ấy để nó không sanh khởi trong tương lai. Việc thực hành là cứ lặp lại như vậy và kiên trì liên tục, cuộc chiến nào cũng sẽ phải có hồi kết thúc, và bên nào kiên trì hơn thì chắc chắn bên đó sẽ là người chiến thắng.
----- CT -----